Vách ngăn chống cháy Việt Hưng, niềm tin của mọi công trình

Trước thực trạng tiềm ẩn nguy cơ trên, nhu cầu giải pháp chống cháy cho các công trình là rất cấp thiết. Bằng việc phân chia, ngăn cách các khu vực trong công trình bằng cách sử dụng vách ngăn, cửa chống cháy…sẽ ngăn cản hay làm chậm quá trình lan lửa từ nơi gây cháy sang các khu vực khác của công trình, hạn chế được sự hủy hoại công trình và kéo dài thời gian cho những người gặp nạn có thể di tản hoặc tìm được nơi cư trú an toàn.
Nếu đám cháy không được dập tắt nhanh, các cấu kiện có thể bị sập đổ, dẫn đến gây nguy hại cho cả tỏa nhà.

Vậy tại sao lại sử dụng vách ngăn chống cháy? Như thế nào thì được gọi là duy trì được tính toàn vẹn của cả hệ thống và cách nhiệt như thế nào là đủ?

Cấu tạo vách ngăn chống cháy

cấu tạo vách ngăn chống cháy

Tính toàn vẹn của hệ thống

Một hệ thống vách được coi là chống cháy khi đảm bảo không xuất hiện trong đám cháy trong các yếu tố sau:
– Vách bị sập đổ hoặc xuất hiện ngọn lửa kéo dài hơn 10s ở phía mặt không cháy.
– Khi đưa một vỉ vải bông vào xát bề mặt không cháy, ngọn lửa hay khí nóng làm vỉ vải bông bùng lửa cháy hoặc ẩm ỉ.
– Hoặc trên bề mặt vách xuất hiện những khe hở rộng hơn 6mm, dài hơn 150mm hoặc đường kính quá 25mm và đang tiếp tục mở rộng.

Khả năng cách nhiệt

Vách sẽ không đạt hiệu quả cách nhiệt khi xuất hiện một trong các yếu tố sau:
– Khi nhiệt độ tại bề mặt tăng vượt quá nhiệt độ ban đầu 140 độ C
– Khi nhiệt độ đo được tại bất kỳ điểm nào tại bề mặt không chát vượt quá 180 độ C so với nhiệt độ ban đầu
– Khi tính toàn vẹn của hệ thống bị phá vỡ. ( Nhiệt độ trên bề mặt cháy được gia nhiệt đến trên 1000 độ C)
Một yếu tố cực kỳ quan trọng cho hệ thống vách cháy trên, chính là vật liệu để làm vách ngăn chống cháy đó. Đây là loại vật liệu không cháy và cũng không được làm làm truyền ngọn lửa.
Vật liệu như thạch cao, bông thủy tinh…hoàn toàn không có phản ứng hóa học ở nhiệt độ dưới 1200 độ C. Khi công trình xảy ra hỏa hoạn, đầu tiên các phân tử nước kết tinh sẽ hấp thụ nhiệt rồi dần dần được giải phóng ra dưới dạng hơi nước.
Chính quá trình hấp thụ nhiệt và giải phóng các phân tử nước này hạn chế sự truyền nhiệt từ mặt cháy sang mặt bên kia của vách, tạo ra hiệu quả cách nhiệt cho vách.

Bông thủy tinh dùng trong hệ thống vách, cửa chống cháy

Quá trình này sẽ dần dần diễn ra mặt ngoài vào sâu bên trong của lõi tấm thạch cao. Khi toàn bộ lượng nước kết tinh này đã tách ra, phần lõi bên trong thạch cao, hay bông thủy tinh – cũng là loại vật liệu có chỉ số dẫn nhiệt thấp sẽ đóng vai trò là một vật liệu cách nhiệt, tiếp tục góp phần giảm quá trình lan truyền nhiệt của đám cháy. Sau khi vách ngăn không thể giữ được toàn vẹn, cả hệ thống mới bị phá hỏng và lúc đó đám cháy mới có thể lan rộng.
Một nhân tố quan trọng nữa tham vào sự duy trì toàn vẹn của hệ thống là các phân tử civro sillica (Si02) khi tan chảy dưới nhiệt độ cao sẽ dán các khe nứt, hạn chế sự phá hỏng kết cấu công trình.
Đến đây, tin rằng bạn cũng đã hiểu rõ và có niềm tin về sản phẩm vách ngăn chống cháy, cửa chống cháy Việt Hưng.

Mọi nhu cầu cần tư vấn và hỗ trợ khách hàng vui lòng liên hệ:

    CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN VIỆT HƯNG

    Địa chỉ: Số 8 – Liền kề 5A - Tiểu khu đô thị mới Vạn Phúc - Hà Đông - Hà Nội            

    Hotline:  094.263.3939 - 090 424 6222   

    Email: thuvanviethung@gmail.com

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *